Tổng hợp quan niệm của Tô Hoài về văn chương 

Bài viết của : Phương Hồng

Ngày xuất bản: Thứ ba, 29/04/2025 15:55

Quan niệm của Tô Hoài về văn chương

Tô Hoài – nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại – không chỉ được biết đến với những tác phẩm giàu chất hiện thực, thấm đẫm bản sắc dân tộc mà còn bởi những quan niệm sâu sắc, nhất quán về văn chương. Với ông, văn học là đời sống, là con người, là hành trình “đi và sống” để thấm thía, để viết nên điều chân thật. Qua những chia sẻ trong hồi ký, phỏng vấn và tác phẩm, ta có thể nhận diện rõ Quan niệm của Tô Hoài về văn chương – giản dị mà sâu sắc, gần gũi mà đầy bản lĩnh – làm nên một phong cách riêng biệt trong văn học Việt Nam thế kỷ XX.

Quan niệm của Tô Hoài về văn chương

  1. “Viết văn là một quá trình đi và sống.”
  2. “Không có đời sống, tức là không có vốn sống, thì đừng viết văn.”
  3. “Tôi tin ở cái vốn sống thực sự của người viết. Viết tức là một quá trình đấu tranh để làm giàu vốn sống.”
  4. “Văn học là chuyện của con người, không thể là sản phẩm tưởng tượng thuần túy.”
  5. “Tôi không thích hư cấu nếu không có cái thật làm nền.”
  6. “Tôi thường dè chừng một thói quen dễ mắc: sáng tạo trên cơ sở tiếng nói của quần chúng nhưng tuyệt nhiên không phải là bắt chước, là nhại quần chúng. Học tinh hoa tiếng nói, đưa tinh hoa tiếng nói quần chúng thành phong cách văn mình.”
  7. “Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, phải là hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có. Trang sách mà không có ngọc, trang bản thảo mà không có chữ thần, không có tinh hoa, thì cái hồn tác phẩm, từ tư tưởng đến nhân vật, tất cả bao nhiêu ước vọng và khát khao mà ta gửi gắm vào sáng tác biết lấy gì cho sống được.”
  8. “Mỗi nhà văn bước vào nghề một cách thì mỗi nhà văn có một lối đi của mình. Cùng một ý tưởng nhưng mỗi người một lối viết, lối cảm nghĩ, một tâm hồn, đó là quang cảnh trăm hoa trong văn học.”
  9. “Người viết văn cũng như ông thầy lang, như nhà bào chế, càng sẵn đầu vị thuốc tốt trong ô càng dễ pha chế được như ý.”
  10. “Người viết có con mắt nhìn sáng rõ mục đích viết để bắt được ý chính của tác phẩm luôn luôn theo một mục đích đó.”

Xem thêm:

Website cung cấp hệ thống văn mẫu, phân tích tác phẩm và tài liệu học văn phong phú, bám sát chương trình học. Nội dung được chọn lọc kỹ lưỡng

Liên hệ

Email: vanmauhay.net@gmail.com

Địa chỉ: Số 4 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM

SĐT: 0366 589 2222